Hành trình đi đến sự thống trị của Pentax SLR bí quyết chính – luôn là kẻ dẫn đầu trong lĩnh vực máy ảnh ống kính đơn có gương phản xạ. Họ tiếp nhận những mẫu thiết kế máy SLR của Đức từ rất sớm như Ihagee Kine Exakta năm 1936, máy ảnh Contax S năm 1949, những nghiên cứu tiền đề của Praktica và thiết kế của máy ảnh ống kính có gương phản xạ đầu tiên của người Nhật – Asahiflex 1 năm 1951. Máy Asahiflex sử dụng ngàm xoắn ốc Zess/Contax, sau này được biết là ngàm xoắn ốc Pentax. Không phải đợi đến 1954, Pentax thực sự đã gây chấn động trong giới nhiếp ảnh khi Asahifles IIb đã khắc phục được hạn chế của SLR thời bấy giờ ( không thể nhìn qua kính ngắm quang học khi bấm chụp ) bằng cách thiết kế cho gương “lật” lại ngay lập tức. Phát minh này chính thức chấm dứt thời kì thống trị của máy ảnh “Rangefinder” và mở ra kỉ nguyên của máy ảnh SLR. Pentax luôn là hãng bán máy ảnh SLR chạy nhất trên thế giới những năm 1980, điều đó được khẳng định qua bài đánh giá hệ thống ống kính của hãng cuối năm đó .
Hàng loạt ống kính Pentax thời đó cho thấy phạm vi ảnh hưởng và sự toàn diện mà đến nay vẫn chưa có nhà sản xuất nào làm được trong lịch sử. Danh mục liệt kê có thể kể đến không dưới 04 ống kính 50mm với các khẩu độ F1.2, F1.4, F1.7 và F2.0 và 04 ống kính 135mm với các khẩu độ F1.8, F2.5, F2.8 và F3.5. Những tiêu sự siêu rộng cũng được lấp đầy từ ống kính mắt cá 15mm F3.5 cho đến ống kính 20mm F2.8, hai phiên bản khẩu F2.0 và F2.8 của tiêu cự 24mm và 28mm. Với những ống kính telephoto, bạn có thể đầu tư như 200mm F2.8 và F4.0, 300mm tại F2.8 và F4.0, 400mm tại F2.8 và F5.6, 500mm F4.5, 600mm tại F5.6, 1000mm và 1200mm đều tại F8.0 và hàng loạt dãy tiêu cự độc nhất vô nhị tại 1000mm và 2000mm. Thật tệ khi không còn ai trên thế giới thiết kế những ống kính như vậy nữa. Không chỉ vậy, Pentax còn tạo ra một giáo phái thực sự với 03 ống kính Limited 31mm, 43mm, và 77mm – hình thể tuyệt vời cùng chất lượng quang học xuất sắc – được xem như là những ống kính tốt nhất được thiết kế cho định dạng 35mm.
Tuyệt tác Pentax 77mm F1.8 Limited, được đón nhận rộng rãi như là ống kính chân dung tốt nhất từng được thiết kế.
Song song đó thì Pentax cũng là kẻ tiên phong trong việc thiết kế các ống kính được tráng đa lớp để giảm thiểu khúc xạ và phản xạ ánh sáng qua thấu kính vào năm 1971 với 07 lớp SMC ( Super Multi Coating). Thành tựu này lần đầu tiên được công bố bởi Nikon nhưng thất bại hoàn toàn bởi lúc đó những ống kính của họ chỉ tráng được 04 lớp coating và bị hạn chế về thời gian tồn tại. Sau khi lớp tráng phủ SMC được công bố, Nikon, Canon và Zeiss chọn phương thức trả tiền bản quyền “phương pháp tráng phủ đa lớp” và đây là lần đầu tiên nó được thương mại hóa. Cùng với sự phổ biến của ngàm Pentax K có lẫy khẩu, nó cũng được xem là một tiêu chuẩn công nghiệp và được đăng kí sản xuất bởi một số hãng khác, Pentax cũng cho ra đời định dạng 645 và 6×7 cùng loạt ống kính đủ dãy của định dạng này. Phụ kiện rất phong phú như “motordrives, databacks, bellows units, ringflashes” có thể xem như phục vụ những mục đích nhiếp ảnh viễn tưởng nhất thời bấy giờ. Những gì xa hoa lộng lẫy, những hãng thời trang cao cấp nhất đều chụp bởi máy ảnh Pentax. Những năm 70 Pentax được dùng bởi nhiếp ảnh gia vĩ đại Sam Haskyns, tác nghiệp mọi nơi trên thế giới cũng như ghi dấu ấn trong bộ phim Bond. Sự say mê này giống như thời nay một tổ chức thuê Steven Spielberg làm đạo diễn chương trình truyền hình thương mại vậy.
Thật đáng buồn khi sự thịnh vượng đó ngự trị trên đỉnh không lâu khi cuối những năm 1970 chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Canon – người ứng dụng chiến lược của Nikon là lấy hình tượng những thiết bị mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp dùng để tạo ra ánh hào quang cho dòng sản phẩm mình sản xuất và họ đã định vị thương hiệu rất thành công. Bạn có thể mua một máy ảnh Canon với một vài ống kính rẻ tiền nhưng lại có cảm giác chuyên nghiệp như chiếc Canon F1 – máy được dùng bởi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp tại sân trung tâm Wimbledon, vấn đề là người dùng cũng muốn dùng những máy mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp tại các chương trình lớn, bấy nhiêu đó cũng đủ khiến thị trường chỉ xoay quanh hai trục chính là Canon và Nikon. Pentax tạo sự khác biệt khá chậm với định hướng máy ảnh chuyên nghiệp LX năm 1980. Đó là một chiếc SLR tuyệt vời và được đánh giá là chiếc máy ảnh 35mm xuất sắc nhất, nhưng có lẽ quá muộn và nó chỉ có 1, không đủ để Pentax níu kéo phân khúc chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự khác biệt.
Chúa tể “hắc ám” Pentax LX
Năm 1975 Steven Sasson – Một kĩ sư của Eastman Kodak bắt đầu thiết kế máy ảnh kĩ thuật số nhưng cũng chẳng đi đến đâu cho đến giữa những năm 1990 công nghệ này mới bắt đầu hiện diện chính thức trên những máy “compact” của Sony, Konica và Fuji cùng với một hãng máy ảnh khác. Cảm biến kĩ thuật số ban đầu nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước của phim 35mm vì công nghệ để làm ra một cảm biến to thời bấy giờ là điều bất khả thi. Pentax đã nhìn thấy cơ hội phát triển một máy ảnh Full Frame kĩ thuật số đầu tiên trên thế giới và đã bắt tay với Phillips để phát triển cái mà sau này được gọi là MZ-D. Thành quả đầu tiên được giới thiệu tại Photokina 2000 – đó được xem như là chiếc máy ảnh kĩ thuật số Full Frame đầu tiên trên thế giới – năm trước khi Canon, Nikon cố gắng chạy đua theo. Tuy nhiên dự án này đã phải hủy bỏ trước khi được thương mại hóa vì Pentax không hài lòng với hiệu suất của cảm biến Phillips. Contax cũng đã giới thiệu cảm biến tương tự trên Contax N1 – đó cũng là chiếc máy ảnh Full Frame kĩ thuật số đầu tiên trên thế giới nhưng nó thực sự không đặc biệt và là nguyên nhân chính dẫn đến việc đóng cửa bộ phận quang học Kyocera Contax và chấm dứt biểu tượng ngành ảnh một thời. Pentax bắt đầu rút dần khỏi miếng bánh kĩ thuật số định hướng chuyên nghiệp vì “tổn thương không thể thỏa lấp này”, nhường lại thị phần cho Canon, Kodak, Nikon tiếp tục lấn chiếm.
Pentax MZ-D – Máy ảnh DSLR Full Frame đầu tiên trên thế giới