Hỗ trợ khách hàng

HOTLINE: 098 222 1829
Hỗ trợ
  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm
  • Update firmware
  • Galery
093 538 0903 Hỗ trợ khách hàng
  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm
  • Update firmware
  • Galery
logo
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • SẢN PHẨM
    • Máy ảnh
      • Máy ảnh Ricoh Compact – Theta360
      • Máy ảnh Medium Format
      • Máy ảnh Full Frame
      • Máy ảnh APS-C
    • Ống kính
      • Ống kính Pentax
      • Ống kính Tokina
    • Ống nhòm
    • Kính lọc
      • Kính lọc Tròn
      • Kính lọc Vuông
      • Kính lọc Flycam
    • Chân máy
      • Head
      • Vanguard
      • Velbon
      • SLIK
    • Túi xách – Ba lô
      • Đeo lưng
      • Đeo chéo
      • Đeo vai
      • Va li
    • Ilford Paper
    • Pelican
      • Thùng bảo vệ
      • Thùng lạnh
      • Thùng bảo vệ chuyên dụng
      • Đèn chiếu sáng cá nhân
      • Remote Area Lights
      • Biothermal case
      • Ly – Bình giữ nhiệt
    • Thiết bị Studio
      • Compacts
      • Battery Packs
      • Power Packs
      • Remote Controls
      • Softbox
      • Đèn rời
      • Adapters
    • Phụ kiện khác
      • Phụ kiện ba lô
      • Pin
      • Sạc
      • Dây đeo
      • Flash
    • 9.Solutions
      • Ngàm kẹp
      • Khớp nối
      • Tay khớp nối
      • Giá đỡ
    • Đèn Led
    • Đèn Flash
  • TIN TỨC
    • Tin công nghệ
    • Review sản phẩm
    • KHUYẾN MÃI
      • Thông tin khuyến mãi sản phẩm
  • HỖ TRỢ USER
  • LIÊN HỆ
  • DANH SÁCH ĐẠI LÝ
Trang chủ / Tin công nghệ / Như thế nào là nhiếp ảnh thể thao?
Như thế nào là nhiếp ảnh thể thao?

Được biết đến như một trường phái nhiếp ảnh khắc khe cả về kỹ thuật lẫn điều kiện, các nhiếp ảnh gia thể thao luôn biết cách làm say lòng người bằng những khung hình dữ dội đến từ các trận đấu. Nếu một ngày bạn quyết định dấn thân vào con đường này, Ti Xi Ai sẽ có một số lời giới thiệu gọi mà bạn cần biết qua bài viết dưới đây.

1.Thiết bị

Nhiếp ảnh thể thao đòi hỏi người chụp phải chuẩn bị nhiều loại thiết bị có kích thước lớn chỉ vì một lý do cực kỳ đơn giản: “Thiết bị tốt hơn thì chụp ảnh đẹp sẽ dễ hơn”. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ rằng thiết bị không phải là tất cả và dĩ nhiên bạn nên tập trung vào việc làm thế nào để cho ra đời một bức ảnh đẹp thay vì tích góp thật nhiều thiết bị. Với những người mới làm quen, bạn sẽ cần đến một máy ảnh DSLR hoặc máy không gương lật kết hợp cùng một ống kính có tiêu cự ít nhất là 200mm.

Nguồn: AELTC/Ben Queenborough.
Nguồn: Getty Images

2.Trước sự kiện

Trước khi bước vào sự kiện chính, bạn có thể khởi động với những chủ đề đơn giản như chụp ảnh hoạt động của mọi người xung quanh. Tuy nhiên, bạn chớ vội dành quá nhiều công sức ở giai đoạn này. Bên cạnh đó, hãy xem xét thật kỹ để sắp xếp, chuẩn bị bản thân trước khi giương ống về khu vực thi đấu. Bạn cần kiểm tra tam giác phơi sáng của máy gồm tốc độ, khẩu độ, ISO. Bạn sẽ không muốn ảnh chụp ra bị mờ, mất nét hay dư thiếu sáng. Bạn còn phải kiểm tra chế độ focus, chế độ tự động, cân bằng trắng và hơn hết là nắm bắt được tình trạng ánh sáng tại hiện trường.

Nguồn: IOC/JOHN HUET

Dù trận đấu có ở mức độ nào đi chăng nữa, bạn nên liên hệ với ban tổ chức hoặc người có trách nhiệm trước khi đến tác nghiệp. Tại các giải đấu thông thường, việc liên hệ trước thường không gặp nhiều khó khăn. Song, ở những giải đấu lớn hay các vòng chung kết, ban tổ chức sẽ có những yêu cầu riêng như khu vực hạn chế, thời gian, thiết bị v.v…

Cuối cùng, việc nắm bắt trận đấu và hiểu biết về bộ môn đang thi đấu sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chụp ra một khung hình đẹp. Đửng quên tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước như vị trí chụp, trang thiết bị, góc máy trước khi bước vào trận.

Nguồn: NBA

3.Tại sự kiện

Khi vào cuộc, bạn cần phải nắm một số nguyên tắc ngầm mà các nhiếp ảnh gia thể thao đều phải thuộc nằm lòng. Các nguyên tắc ấy sẽ như sau:

  1. Tránh xa sàn đấu khi vận động viên đang thi đấu.
  2. Luôn giữ thái độ tôn trọng với ban tổ chức, huấn luyện viên, vận động viên. Công việc của họ quan trọng hơn nhiều so với việc chụp ảnh của bạn.
  3. Bình tĩnh trước thái độ quá khích của cổ động viên hay các hành động phi thể thao.
  4. Cẩn thận quan sát mọi thứ xung quanh khi di chuyển trong khu vực thi đấu.
  5. Không đánh flash bằng đèn cóc để tránh gây phiền phức cho người chụp chung.
  6. Làm quen với mọi người xung quanh, đồng nghiệp và ban tổ chức để tác nghiệp thuận tiện.
Nguồn: Getty Images

Một trong những câu hỏi thường thấy của người mới chơi chính là cách chỉnh máy khi chụp. Bạn có thể xem một số gợi ý dưới đây của Ti Xi Ai:

  • Tốc độ: Nhìn chung, bạn nên để tốc độ ở mức 1/1000s. Khi chụp những môn thể thao trong nhà trong điều kiện thiếu sáng, tốc độ trên sẽ không phù hợp. Ngược lại, khi chụp ngoài trời vào ngày nắng, bạn có thể chỉnh tốc cao hơn.
  • Khẩu độ: Khẩu độ lớn hơn (hay số f nhỏ hơn) sẽ chụp tốt hơn vì nó cho nhiều ảnh sáng tràn vào ống kính và cho độ xoá phông tốt, nên để  khẩu ở mức f/2.8 đến f/5.6.
  • ISO: Điều chỉnh ISO từ mức 100 cho đến khi ảnh có độ sáng phù hợp. Đừng bao giờ chỉnh lên quá mức 6400 trừ khi trong tay bạn là bộ gear “cực phẩm”.

Một điều nữa, khi tác nghiệp, bạn nên chú ý vào trận đấu thay vì sa đà vào việc kiểm tra ảnh chụp. Vì như vậy, bạn có thể bỏ lỡ nhiều pha đỉnh cao của trận đấu. Với những môn dùng bóng, người chụp cũng không nên lơ là để kịp tránh né khi có bóng bay ra ngoài biên gây sát thương cho người và thiết bị.

4. Sau sự kiện

Hãy ngồi lại và xem xét thành quả của cả một ngày chụp để  từ rút kinh nghiệm cho những lần chụp sau. Ảnh trên tivi và màn hình máy tính thường khác xa so với những gì bạn thấy trong viewfinder. Những chi tiết nhỏ sẽ lộ rõ trên màn hình lớn và bạn cần lưu ý đến các điểm sau:

  1. Ảnh có bị mờ do chuyển động hay không? – Tăng tốc độ chụp
  2. Bạn có bở lỡ khoảnh khắc đỉnh cao nào không? – Giữ bình tĩnh và tiếp tục theo trận đấu
  3. Chủ thể chụp bị nhỏ – Thay đổi góc chụp
  4. Không có ảnh chụp trực diện mà chỉ toàn chụp lưng? – Thử chụp ở phía đối diện sân đấu
  5. Không bắt được nét chủ thể – Chọn chế độ lấy nét tự động liên tục hoặc chụp chuyển động
Nguồn: Getty Images

Nếu mọi thứ đều ổn, bạn hãy tiếp tục duy trì phong độ đó và thử một vài pha mạo hiểm vào lần chụp sau. Tiếp tục động viên bản thân để chụp thêm nhiều ảnh mà bạn cảm thấy hứng thú. Nếu ngược lại, bạn hãy nhớ rằng ít ai có thể thành công ở lần thử sức đầu tiên. Lần chụp sau, bạn hãy tập trung vào những kiểu chụp mà bạn đã kiểm soát được để cải thiện nó tốt hơn. Đừng để những tác nhân ngoại cảnh như cổ động viên quấy rối, không khí trân đấu, điều kiện thời tiết làm bạn nản chí mà ảnh hưởng đến kết quả buổi chụp hình.

Điều hướng bài viết

Trang bị nào cho chụp ảnh thể thao?
Trải nghiệm ống kính HD Pentax-D FA ★ 50mm f/1.4 SDM AW

Bình luận facebook

Tin tức liên quan
Thùng giữ nhiệt Pelican 45QT Elite
Hãy lựa chọn chân máy ảnh đúng nhu cầu chụp ảnh
Túi máy ảnh Vanguard

logo-bot
Chúng tôi hân hạnh phục vụ Quý Khách hàng các sản phẩm trong ngành ảnh. Phân phối chính thức máy ảnh Pentax Ricoh tại Việt Nam

LIÊN HỆ VỚI TIXIAI

Địa chỉ: 74/13/9 Trương Quốc Dung, phường 10, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 0987 558 558

Hotline: 098 222 1829

Email: cskh@tixiai.com.vn

CHÍNH SÁCH

Quy định và hình thức thanh toán

Chính sách vận chuyển

Chính sách bảo hành

Chính sách đổi trả

Chính sách bảo mật

FANPAGE FACEBOOK

Ti Xi Ai Store
© 2017 bản quyền thuộc Công ty TNHH TI XI AI
MST: 0304389518 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư TPHCM cấp ngày 26/05/2006​
.
.
.
.