
Có thể nói, từ khi PENTAX O-GPS1 xuất hiện với chức năng Astrotracer, quan điểm của tôi về nhiếp ảnh thiên văn đã hoàn toàn thay đổi. Trước đó, khi chụp ảnh thiên văn hoặc quan sát thiên thể, chúng ta phải điều chỉnh vị trí đặt máy kết hợp với các thiết bị định cực nặng nề, rườm rà.
Xuất hiện vào năm 2011, PENTAX O-GPS đã đơn giản hoá việc chụp ảnh thiên văn khi tích hợp tính năng Astrotracer vào trong chiếc máy DSLR của mình. Tôi cũng đã tiến hành thử nghiệm chức năng này tại một số địa điểm ở vùng núi Fuji, Okuchichibu Bắc Tokyo và Yuzawa tại Niigata vào những đêm mùa mưa, trời ít mây. Và trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ lại suy nghĩ của mình về tính năng mới này và những phụ kiện phù hợp khi chụp ảnh thiên văn. Đồng thời, tôi cũng sẽ giải thích những lý do khiến PENTAX là thiết bị lý tưởng trong lĩnh vực nhiếp ảnh này.
ASTROTRACER: the one-of-a-kind imaging tool
Đã 7 năm từ ngày ASTROTRACER được giới thiệu và trở nên quen thuộc với người dùng PENTAX. Nói một cách đơn giản, chức năng này giúp máy có khả năng điều chỉnh cảm biển máy ảnh đồng bộ với sự di chuyển của các thiên thể khi chụp ảnh thiên văn.
ASTROTRACER là gì?
ASTROTRACER là chức năng chụp ảnh theo dõi thiên thể kết hợp cơ chế chống rung cơ học và truyền dữ liệu GPS.
PENTAX O-GPS1 là gì?
GPS module sẽ cho phép máy ảnh không có tính năng GPS có thể chụp ảnh thiên văn thông qua chức năng ASTROTRACER.
Lưu ý: Máy ảnh PENTAX có tính năng GPS như máy PENTAX K-1 Mark II, K-1 và K-3, có thể chụp ASTROTRACER mà không cần thêm module O-GPS1.
Quá trình hiệu chuẩn trên máy (calibration) là gì?
Đây là quá trình cân chính module O-GPS1 hoặc GPS trên máy để thu thập chính xác dữ liệu của vị trí.
Với nhiếp ảnh thiên văn, hầu hết người chụp đều quen thuộc với những thiết bị chụp phức tạp và cồng kềnh. Tuy nhiên, ASTROTACER sẽ giúp người chụp tiết chế tối đa số thiết bị cần thiết đó.
Để chụp ảnh thiên văn bạn chỉ cần những trang bị sau đây:
- PENTAX K-70
- PENTAX O-GPS1 GPS Unit
- HD PENTAX-DA 16-85mm F3.5-5.6ED DC WR
- Tripod hoặc Camera plaform
PENTAX K-70 with O-GPS1, HD PENTAX-DA 16-85mm F3.5-5.6ED DC WR
ASTROTRACER on; F4.5 aperture; 60-second exposure: ISO3200, 16mm focal length
(chụp tại Yuzawa, Niigata, 18/06/2018)
Lợi thế ASTROTRACER so với các thiết bị quan sát thiên văn
ASTROTRACER sỡ hữu một số ưu điểm không có ở các thiết bị thiên văn khác:
Việc đầu tiên là làm quen và nắm được cách thức hoạt động của ASTROTRACER. Bạn cần thực hiện cân chỉnh máy và thiết lập tuỳ vào điều kiện chụp sau đó thực hiện phơi sáng từ 30 đến 90 giây, tuỳ vào khẩu độ của ống kính đang sử dụng. Máy sẽ chụp thiên thể ở dạng điểm ảnh và người chụp có thể dễ dàng ghi lại ảnh dải Ngân Hà và tinh vân, cũng như các đối tượng khó nhìn thấy bằng mắt thường.
Lợi thế thứ hai. Không giống như khi sử dụng thiết bị chụp ảnh thiên văn, bạn không cần quá nhiều kỹ năng đặc biệt hay kiến thức về mảng này. Khi sử dụng thiết bị xích đạo, bạn phải xác định vị trí của sao Bắc Đẩu. Mặt khác, khả năng cân chỉnh chính xác của ASTROTRACER có thể cho phép người dùng chụp ở bán cầu Nam, nơi mà sao Bắc Đẩu không xuất hiện. Một khi đã thực hiện các bước chuẩn bị, máy ảnh sẽ mặc định ghi lại những điều chỉnh này, ngay cả khi đã tắt máy hoặc máy ảnh trên tripod được định vị lại. Điều này rất hữu ích đối với các nhiếp ảnh gia.
Vì hệ thống O-GPS1 đã được thu nhỏ, người chụp có thể sử dụng các loại tripod compact. Trong những tình huống gấp rút, bạn có thể đặt máy ngay trên mặt đất, điều mà không thể làm được ở các thiết bị xích đạo. Vậy nên, đây là một lợi thế cực kỳ lớn.
Đặc biệt với những thiết bị nhiếp ảnh cỡ nhỏ như thiết bị xích đạo di động, hình ảnh là cực kỳ quan trọng. Ngay cả với một chuyển động nhỏ nhất của thiết bị trong khi chụp có thể gây ra lỗi trong khi căn chỉnh cực. Hoặc nếu bạn cố gắng chụp với bố cục khó và không quan tâm đến độ cân chỉnh của thiết bị, ảnh chụp ra có thể bị mất nét. Dù bằng cách nào, ảnh thiên thể vẫn sẽ mờ và thiếu chính xác.
Lợi thế cuối cùng và quan trọng nhất chính là chi phí đầu tư hợp lý khi xây dựng thiết bị nhiếp ảnh thiên văn. Thiết bị thiên văn thường có giá lên đến JPY 100,000 hoặc hơn nữa (khoảng 20 triệu đồng), O-GPS vào khoảng JPY20,000 (khoảng 4 triệu đồng).
Những lợi thế khác của ASTROTACER:
- Phơi sáng 60s, ví dụ, bạn có thể chụp ảnh thiên thể với mây trôi và sao trời.
- Chụp ảnh telephoto với tiêu cự lên đến 135mm
- Dữ liệu được lưu trữ chính xác miễn là pin vẫn còn trong máy
- Các ống kính mới của PENTAX có thể đổi ổng trong khi tắt máy và O-GPS1
- Ống kính thủ công mà không có dữ liệu đầu vào sẽ cần có dữ liệu độ dài tiêu cự
- Khi di chuyển đến một địa điểm mới, bạn có thể phải điều chỉnh lại độ hiệu chuẩn trên máy.
- Có thể định vị lại vị trí tripod và máy để định hình lại hình ảnh. Đây là một lợi ích cực kỳ quan trọng trong nhiếp ảnh thiên văn
- Có thể đặt máy ảnh trên mặt đất
- Cân chỉnh hiệu chuẩn có thể thực hiện ở vị trí không thể thấy được sao Bắc Đẩu, có thể thưc hiện được ở cả bán cầu Nam
- Thao tác chuẩn bị nhanh chóng, chỉ trong vòng 10 phút trước khi chụp
So sánh với thiết bị định cực
- Thiết bị định cực có thể không hoạt động hoặc khó thực hiện ở những nơi không thấy sao Bắc Đẩu và ở bán cầu Nam
- Các thiết bị định cực di động thường quá nhẹ và thiếu ổn định, trong khi tripod di động cũng không đáp ứng độ vững chắc cần thiết. Bên cạnh đó, sự thiếu cân bằng sẽ ảnh hưởng đến bố cục ảnh, dẫn đến ảnh sao bị kéo thành vệt.
- Thiết bị không thể thay đổi vị trị một khi đã được thiết lập hoàn tất.
- Thiết bị nhỏ có thể dẫn đến hiện tượng lệch định cực hoặc toàn bộ ảnh chụp sẽ bị dịch chuyển. Thực tế, quá trình xác định bố cục hình ảnh là vô cùng quan trọng bởi vì lệch định cực có thể khiến bạn không thể chụp được ảnh.
- Thiết bị định cực có giá từ JPY100,000 (khoảng hơn 20 triệu đồng), chưa bao gồm các trang bị cơ bản cho máy ảnh.
- Bạn cũng cần một số kỹ năng chuyên môn và kiến thức thiên văn học mới có thể sử dụng.
- Ngay cả các thiết bị di động cũng vô cùng nặng nề và cồng kềnh.
Các lý do vì sao hiệu năng các thiết bị PENTAX được đánh giá cao trong nhiếp ảnh thiên văn
Mặc dù tôi đã mô tả cụ thể các tính năng của ASTROTACER nhưng với tôi, các máy ảnh DSLT của PENTAX có thể mang đến nhiều giá trị hơn nữa cho nhiếp ảnh thiên văn. Các máy ảnh có khả năng kháng bụi, chống chịu thời tiết và chịu đựng được nhiệt độ lên đến -10oC, ngay cả với các dòng tiền nhiệm như K-70.
Nhiếp ảnh thiên văn là một trận chiến với sương đêm. Sau một khoảng thời gian hoạt động kéo dài, máy ảnh thường sẽ bị ẩm ướt. Vào mùa đông, toàn bộ hệ thống máy ảnh có thể bị đóng băng hoàn toàn.

Màn hình LCD đa góc trên model K-70 hoặc K-1 là công cụ tiện dụng. Các models gần đây đều mang những tính năng thân thiện với người dùng như màn hình hiển thị màu đỏ và chức năng hiển thị ngoài trời.

Màn hình LCD đa góc nhìn máy ảnh K-70
Chỉ cần thay đổi góc nhìn hoặc vị trí màn hình sau khi thực hiện cân chỉnh có thể gây ra sự thay đổi từ xung quanh máy, làm ảnh hưởng đến độ chính xác khi theo dõi thiên thể. Ngay cả ckhi chụp ở định dạng JPEG, chất lượng màu sắc vẫn giữ ở mức hoàn hảo, đặc biệt là khi chụp ảnh dải Thiên Hà.
Mặc dù hình ảnh bên dưới được chụp với mục đích thông dụng, máy ảnh chưa hiệu chỉnh, vùng màu đỏ, vùng H II phát ra bởi khí tinh vân được tái tạo tương đối tốt.
PENTAX K-5 IIs với O-GPS1 và smc PENTAX-DA L 18-55mm F3.5-5.6AL
ASTROTRACER; F4.5 aperture; phơi sáng 90s; ISO3200, 18mm focal length
Chụp tại trạm thứ 5 ở núi Fuji
Những tính năng đáng giá khác của ASTROTRACER
Lựa chọn chế độ Interval Composition Bright để thực hiện quá trình tổng hợp hình ảnh trên máy, vì thế bạn sẽ không cần sử dụng thêm phần mềm bổ trợ.
Chức năng ASTOTRACER cho phép chụp ở dải ISO3200 hoặc thấp hơn khi chụp ảnh thiên thể.
Tôi nhận thấy các dòng máy ảnh DSLR hiện nay có dải nhạy sáng trong khoảng ISO3200. Từ khi Trái Đất (và cũng như các vì sao có thể quan sát bằng máy ảnh) chuyển động tương đối nhanh, ngay cả với ống kính góc rộng cũng không thể chụp ảnh thiên thể ở một điểm với độ phơi sáng trong vòng 15 giây. Thì khả năng phơi sáng 30s ở mức ISO3200 sẽ cho ra ảnh chụp sao trải dài trên đường thẳng. Để phòng tránh vấn đề này, người chụp thường để máy ở mức ISO6400 và phơi sáng 10s mặc cho sẽ xuất hiện hiện tượng vỡ hạt. Vì thế, khả năng chụp ảnh của ASTROTRACER ở mức ISO3200 hoặc thấp hơn là một lợi thế cực kỳ lớn đối với nhiếp ảnh thiên văn.
PENTAX đã đưa ra một số lựa chọn cho máy định dạng APS-C và ống kính DA. Ngoài ra, PENTAX không chỉ cung cấp một lượng lớn số lượng ống kính mà còn ở mức giá hợp lý. Nhờ vào tính năng ASTROTRACER, bạn có thể chụp ra những bức ảnh thiên thể tuyệt đẹp với các dòng ống kính tốc độ chậm.
PENTAX K-70
với O-GPS1 và lens HD PENTAX-DA 15mm F4ED AL Limited
ASTROTRACER; khẩu độ F5.6; phơi sáng 60s; ISO3200; 15mm focal length
Chụp tại Yuzawa, Niigata
Các ống kính ngàm K hoặc máy đời 67 có thể sử dụng cho nhiếp ảnh thiên văn. Ống kính có thể được bảo quản trong tủ, ngay cả với những model cũ, giá thành thấp hơn có thể đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh thiên văn của bạn.
Kết hợp pointers với thiết bị của PENTAX để chụp ảnh thiên thể
Rất ít người đi du lịch chỉ vì một mục đích là chụp ảnh thiên văn nhưng đa số mọi người đều muốn đến những nơi có bầu trời đầy sao để trải nghiệm cảm giác mới lạ. Nếu như có thể đem bên mình một chiếc PENTAX K-70 và tripod cỡ nhỏ, bạn có thể chụp được một bức ảnh sống động như bức hình trên chỉ trong vòng vài phút.
HD PENTAX-DA 16-85mm F3.5-5.6ED DC WR, tiêu cự 16mm góc rộng và mở khẩu
PENTAX K-70 with O-GPS1 and HD PENTAX-DA 16-85mm F3.5-5.6ED DC WR
ASTROTRACER; khẩu độ F3.5; phơi sáng 60s; ISO3200, tiêu cự 16mm
Chụp tại Ueno-mura Sky Bridge, Gunma Prefecture

PENTAX K-70 with O-GPS1 và HD PENTAX-DA 16-85mm F3.5-5.6ED DC WR
ASTROTRACER; khẩu độ F4.5; phơi sáng 60 giây; ISO3200, tiêu cự 16mm
Chụp tại Kagura-Mitsumata Ski Resort ở Niigata Prefecture, 18/06/2018
Sao Hoả nằm ở phía bên trái, Sao Thổ nằm ở giữa cùng chòm sao Antares, chòm sao Scorpius ở bên phải

PENTAX K-70 với O-GPS1 và smc PENTAX-DA 18-135mm F3.5-5.6ED AL[IF] DC WR
ASTROTRACER; khẩu độ F4.5; phơi sáng 60s; ISO3200, tiêu cự 53mm
Chụp tại Ueno-mura, Gunma Prefecture
Chòm sao Andromeda chụp ở định dạng ảnh JPEG bằng máy PENTAX K-70 và lens kit, sau đó được tổng hợp thành một hình ảnh thống nhất
PENTAX K-70 với O-GPS1 và smc PENTAX-DA 18-135mm F3.5-5.6ED AL[IF] DC WR
ASTROTRACER on; khẩu độ F5.6; phơi sáng 30 giây; ISO6400, tiêu cự 135mm
Mô tả quá trình xử lý hình ảnh:
- Hình ảnh được tổng hợp từ 21 bức khác nhân với 30 giây phơi sáng (áp dụng kỹ thuật xử lý hình ảnh thiên văn)
- Tổng thời gian phơi sáng: 10 phút, 30s (xử lý trừ tối, không làm phẳng)
- Tất cả hình ảnh được chuyển về kích thước tương ứng với ống kính 300mm.
Tất cả hình ảnh trong bài viết được chụp bởi các dòng máy ảnh và ống kính thông dụng của PENTAX trên thị trường.
Để chụp được những bức ảnh thiên thể đẹp thì người chụp phải tìm được địa điểm phù hợp với bầu trời khá tối. Điều này có thể khó đối với những người chụp thông thường, đặc biệt là phụ nữ, khi phải di chuyển một mình vào lúc giữa đêm. Tuy nhiên, khi đi cùng gia đình hoặc bạn bè thì bạn sẽ có nhiều cơ hội chụp ảnh thiên văn hơn ngay cả khi đang đi du lịch ở nước ngoài mà không cần mang theo các thiết bị định cực rườm rà, nặng nề. Đây chính là lợi thế mà các thiết bị PENTAX mang lại.
Nếu như muốn tự tay chụp ảnh thiên văn như các ví dụ trên, bạn có thể áp dụng các thông số mà tôi đã mô tả bên dưới để thực hiện.
Kỹ sư thiết bị nhiếp ảnh thiên văn là một công việc độc đáo, nó cho phép tôi trải nghiệm nhiều thể loại chụp hình khác nhau trên nhiều loại máy ảnh. Với ASTROTRACER, sự thuận tiện mà chức năng nay mang lại đã giúp ích tôi rất nhiều trong khi tác nghiệp.
Nếu như cảm thấy hứng thú với nhiếp ảnh thiên văn, tôi tin rằng các thiết bị PENTAX với tính năng độc nhất vô nhị, ASTROTRACER, sẽ vô cùng thích hợp. Tôi chắc chắn với chiếc PENTAX trên tay, chuyến du ngoạn của bạn sẽ thêm phần thú vị và hào hứng.
Những sản phẩm PENTAX được nêu trong bài viết:
- PENTAX K-70
- O-GPS1 GPS Unit
- HD PENTAX-DA 15mm F4ED AL Limited
- HD PENTAX-DA 16-85mm F3.5-5.6ED DC WR
- smc PENTAX-DA 18-135mm F3.5-5.6ED AF[IF] DC WR