Mãi đến năm 2002 – Một năm sau sự kiện MZ-D, Canon và Kodak mới trình làng bản mẫu máy ảnh Full Frame đầu tiên của họ. Canon giới thiệu EOS 1Ds và Kodak tiếp nối với Kodak DCS Pro 14N vào năm 2003. Thị trường ngày nay có lẽ sẽ khác đi rất nhiều nếu Pentax giới thiệu siêu bão MZ-D trong năm 2002. Canon và Nikon gần như thống trị thị trường máy ảnh chuyên nghiệp thế kỉ 21 và thực tế Pentax đã rút hoàn toàn khỏi thời kì bình minh của kỉ nguyên số. Nikon đã giới thiệu máy ảnh Full Frame D3 năm 2007 trong khi Pentax đưa ra mẫu DSLR định dạng Crop đầu tiên của họ là “Ist D” năm 2003 và tiếp tục đưa ra thị trường mỗi một dòng máy ảnh thuộc phân khúc crop/ APS-C trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21. Việc miễn cưỡng bỏ qua sự phát triển một máy ảnh Full Frame đã làm nản lòng rất nhiều “fan” trung thành nhất của Pentax. Những người muốn nâng cấp lên máy ảnh Full Frame vì tiềm năng nhận sáng tốt hơn và khả năng dùng được tất cả các ống kính đầy đủ dãy của họ buộc phải đào tẩu từ Pentax sang Canon hoặc Nikon – đây là quyết định rất tốn kém và đau lòng khi họ phải bán đi những ống kính được đánh giá rất cao để bắt đầu với một hệ thống mới.
Thật đáng buồn khi phải chứng kiến một thương hiệu máy ảnh vĩ đại ( ít nhất là theo quan điểm cá nhân), phải đối mặt với việc suy giảm doanh số liên tục và biến mất dần trên những đường phố lớn. Cuối cùng Pentax được mua lại bởi HOYA – Kẻ chỉ muốn khai thác công nghệ quang học trong lĩnh vực y tế. Dưới bàn tay HOYA – Mảng máy ảnh, đặc biệt là nhà máy sản xuất tại Tokyo phải đóng cửa, nhiều kĩ sư bị sa thải. Tuy nhiên, việc sáp nhập cũng ghi nhận nhiều nỗ lực hiệu quả như máy ảnh Pentax K-7 và K-5 được phát triển và tung ra thị trường với sự chào đón rất nồng nhiệt và được xem như những máy APS-C tốt nhất. Pentax cũng giới thiệu chiếc máy ảnh kĩ thuật số medium format 645D tạo được danh tiếng vang dội và được đánh giá là chiếc máy ảnh medium format rất tuyệt vời ông mặt trời ( ông mặt trời là thêm thắt á nha ). Sau khi thất bại trong việc cố gắng thâm nhập sâu vào thị trường nhằm đánh đổ sự thống trị của Canon và Nikon, HOYA quyết định bán mảng máy ảnh cho tập đoàn RICOH trong năm 2011 – và kể từ đây, một chương mới trong lịch sử Pentax lại bắt đầu.
Ricoh là một người khổng lồ thực sự trong ngành ảnh trên thế giới với hơn 110 000 nhân viên chủ yếu đáp ứng lĩnh vực công nghệ trong văn phòng và ngành ảnh. Xét nhiều khía cạnh khác nhau thì Canon có thể xem là đối thủ cạnh tranh gần nhất. Ricoh gần như bao phủ toàn bộ hệ thống thiết bị văn phòng trên toàn thế giới trong khi Canon thiên về số lượng máy ảnh bán ra so với Pentax. Nhìn chung thì tập đoàn Canon có vẻ lớn hơn một chút so với Ricoh nhưng họ lại khá giống với gã lùn Nikon – không đa dạng hóa ngành nghề hoạt động và chỉ tập trung mảng sản xuất máy ảnh & ống kính là chính. Trong ngắn hạn có thể nói Pentax hiện đang thuộc sở hữu của một tập đoàn toàn cầu rất mạnh và có những kế hoạch đầy tham vọng, quan trọng hơn cả là họ đã giữ lại rất nhiều kĩ sư Pentax chủ chốt và nhân viên. Điều này đảm bảo cho sự tồn tại của một thế lực nhiếp ảnh có tầm trên thế giới.
Tản mạn một chút để hiểu hơn về lịch sử nhiếp ảnh và có cơ sở để đánh giá cao về sự ra đời của Pentax K-1. Pentax là một công ty – người thường xuyên dẫn đầu trong công nghệ thiết kế với những phương pháp triệt để nhất nhằm tạo ra một cái nhìn độc đáo và những yếu tố cần thiết tạo ra những bức ảnh tuyệt vời. Thân máy của họ là bền nhất, khả năng kháng thời tiết cao nhất và kết cấu chắc chắn nhất so với bất kì hãng sản xuất máy ảnh nào khác. Chúng ta đang sống trên một hành tinh mà mưa là chuyện thường xuyên ( Tôi biết điều đó – vì tôi là một người Anh) nhưng có rất ít máy Nikon, Canon, Sony hay những ống kính có khả năng kháng thời tiết – và có lẽ họ cũng không thể đạt được những tiêu chuẩn như Pentax trong trường hợp này. Pentax cùng với Nikon sử dụng những cảm biến do Sony sản xuất – vì họ là những người giỏi nhất trên thế giới trong lĩnh vực này – sau đó tinh chỉnh và kiểm soát chất lượng hình ảnh để có hiệu suất tốt trên máy ảnh của họ, hơn bất kì máy ảnh DSLR nào sử dụng cảm biến tương tự. Hệ thống thân máy và ống kính của Pentax nhỏ hơn nhiều nên tiện cho việc sắp xếp và vận chuyển đi nhiều nơi so với bất kì hệ thống nào của các đối thủ cạnh tranh khác, bạn cũng không cần phải bận tâm về việc tìm hiểu phạm vi bao phủ của hệ sinh thái ống kính vì chẳng thấy nó ở bất cứ đâu. Với Pentax, hệ thống chống rung được tích hợp ngay trên thân máy chứ không phải ống kính, điều đó có nghĩa là bạn sẽ tận dụng được lợi thế chống rung cho bất kì ống kính nào gắn trên thân máy – thậm chí đối với những ống kính cổ điển hay là những ống kính vừa rẻ vừa nhẹ. Một ví dụ đơn giản tại sao tôi thích chống rung trong thân máy: Canon không thể làm chống rung cho một ống kính khẩu độ F2.8 với dãy tiêu cự 24-70mm. Đây là một ống kính rất cần thiết cho một thợ chuyên nghiệp chụp đám cưới trong nhà thờ với ánh sáng lờ mờ hoặc một nhiếp ảnh gia chuyên chụp thời trang có thể tác nghiệp trong môi trường ánh sáng yếu. K-1 còn có nhiều công nghệ hữu ích khác nữa – thân máy SLR đầu tiên trên thế giới có hệ thống đèn hỗ trợ để giúp những nhiếp ảnh gia tác nghiệp hàng giờ liền trong đêm tối – việc chụp ảnh trong môi trường tối là thường xuyên trong nhiếp ảnh. Nhìn từ ngoài việc sắp xếp những ánh đèn trông giống tàu thám hiểm không gian USS, rất là “cool”, đó là một tính năng hữu ích rất lớn trong các sự kiện chụp sân khấu, trình diễn khi mà ánh sáng thay đổi liên tục, nhiều lúc mờ ảo. Nói cách khác thì tất cả các xe hơi Volkswagen trên thị trường không chiếc nào là không có đèn chiếu, thế thì tại sao phải bắt buộc các nhiếp ảnh gia phải nhìn thấy đường từ trong bóng tối? Trong trường hợp này các nhà sản xuất máy ảnh khác làm gì ? Chẳng lẽ khuyên khách hàng ăn thêm nhiều cà rốt ? 😀